Lịch sử hình thành cờ Caro
10:09 25/09/2015
Có lẽ khi đặt câu hỏi “bạn có biết cờ caro không?” với bất kỳ người Việt Nam nào, câu trả lời nhận được sẽ là có. Bởi đây là trò chơi gắn liền với tuổi học trò của mỗi người. Chỉ với một tờ giấy và hai cây bút, luật chơi đơn giản, lũ học sinh sinh viên có thể mê say hàng giờ liền không biết chán. Cờ caro không chỉ là một trò chơi có tính giải trí cao mà còn đầy tính trí tuệ và hấp dẫn.
Thế nhưng it ai biết rằng, môn cờ tưởng chừng đơn giản nhất trong các loại cờ này lại có một lịch sử lâu đời và cả một lý thuyết chặt chẽ, có Tạp chí chuyên đề, có những chương trình máy tính, có những giải vô địch quốc gia và quốc tế và có cả Liên đoàn ca-rô thế giới.
Cờ caro chính là môn cờ logic lâu đời và cổ xưa nhất trên Trái Đất. Cờ caro đã được sáng tạo từ nhiều nền văn minh khác nhau một cách độc lập. Nó bắt đầu xuất hiện từ năm 2000 trước CN ở sông Hoàng Hà, Trung Quốc. Một số nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng chứng minh Caro đã được phát minh ở Hy lạp cổ đại và ở Châu Mỹ trước thời Colombo. Môn cờ cổ của Trung Quốc là Wutzu. Cờ Caro du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản từ khoảng năm 270 trước CN. Nó thường được gọi là Gomoku nhưng cũng có các tên gọi khác tuỳ theo thời gian và địa phương như Kakugo, gomoku-narabe, Itsutsu-ishi… Người ta đã tìm thấy một trò chơi cổ từ một di tích ở Nhật năm 100 sau CN và thấy nó là một biến thể của Caro. Nó đã lan truyền nhanh chóng với cái tên Kakugo (trò 5 quân). Các nhà sử học nói rằng vào các thế kỷ 17 và 18, mọi người đều chơi trò này, người già cũng như người trẻ.
Năm 1858, khi quyển sách đầu tiên về trò chơi này được xuất bản, nó được gọi là Kakugo. Nó tiếp tục được chơi, được gọi với nhiều tên khác nhau như Goren, Goseki, rồi Gomokunarabe, Gomoku và phát triển cho đến ngày nay thành thể loại phức tạp nhất trong họ hàng đông đúc của nó, là Renju (chuỗi ngọc trai).
Khi trình độ các kỳ thủ Gomoku được nâng cao, họ nhận ra rằng nếu chỉ chơi đơn giản như trong Gomoku thì đó sẽ là một lợi thế quá lớn cho bên tiên tức bên Đen (thực tế chính là ưu thế thắng). Sau đó một số nhà toán học đã chứng minh được rằng nếu chơi với luật Gomoku trên bàn cờ bằng hoặc rộng hơn 15×15 thì Đen chắc chắn thắng (sure win), và sau đó cách đi cụ thể cũng đã được tìm ra, hệ thống và phân loại (theo nghiên cứu thì cách thắng hoàn toàn không duy nhất như nhiều người chờ đợi, mà thực tế có nhiều nhánh thắng (win branch) cho Đen). Để các bạn hình dung rõ hơn, gameVH xin được nêu lại luật của Gomoku cổ:
– Bàn cờ 15×15.
– Đen đi trước
– Ai tạo được nước năm (1 hàng 5 quân liền nhau) thì thắng.
– Các nước Overline (>= 6 quân) không có giá trị với cả hai bên và không bị coi là lỗi (cấm).
Từ đó, Gomoku lâm vào một giai đoạn khủng hoảng. Khả năng đánh thắng 100 phần trăm của Đen đã làm trò chơi này mất đi ý nghĩa của nó. Có nhiều cải tiến được đề xuất, một số đã bị bỏ qua nhanh chóng, số khác làm xuất hiện các biến thể mới của Gomoku. Ý tưởng chung của các cải tiến là đề ra một số hạn chế cho Đen, nhằm cân bằng ưu thế đi tiên.
Dưới đây là một số biến thể phổ biến:
Gomoku: Hiện nay được chơi chính thức với bàn 13×13. Không có hoà. Nếu hết đất thì Trắng thắng. Chưa tìm được chứng minh nào cho thấy Đen chắc chắn thắng. Tuy nhiên Đen vẫn có ưu thế rất lớn. ProGomoku. Chơi trên bàn 15×15. Nước đầu của Đen đặt sẵn ở trung tâm. Nước thứ ba (nước thứ hai của Đen) phải đặt ngoài hình vuông cấm. Hình vuông cấm là hình vuông trung tâm kích thước 5×5. Không có hạn chế cho Trắng. Đã có chứng minh Đen chắc chắn thắng trong biến thể này.
Pente. Biến thể này không còn giống Gomoku. Luật bổ sung là có thể ăn quân đối phương. Nước ăn quân được thực hiện bằng cách chặn hai đầu một nước hai quân đối phương và ăn hai quân đó. Ai tạo được nước năm hoặc ăn được 5 cặp quân trước thì thắng. Rất phổ biến ở Mỹ. Chơi trên bàn 19×19.
Tuy nhiên trò chơi này chỉ thực sự lấy lại được sự hấp dẫn của nó khi phát triển thành thể loại hoàn thiện nhất được chơi ngày nay – Renju. Renju cũng đã mất hàng chục năm để thử nghiệm và phát triển những luật mới. Cụ thể là vào năm 1899, cái tên Renju (chuỗi ngọc trai) ra đời và đến năm 1966 thì nó đã được hoàn thiện khi Liên đoàn Renju Nhật Bản – Nihon Renju Sha ra đời và công bố luật Renju chính thức!
Chúc các bạn chơi game vui vẻ!
(Sưu tầm)
Top 3 luật cờ caro quốc tế tổng hợp bởi Tổng Hợp Nhà Cái Uy Tín
Cách chơi cờ caro và bí kíp để luôn dành chiến thắng
- Tác giả: thuthuatchoi.com
- Ngày đăng: 11/28/2022
- Đánh giá: 4.98 (860 vote)
- Tóm tắt: Lối chơi cờ caro tấn công chéo có ưu điểm rất lớn bởi có thể tạo sự bất ngờ, và có rất nhiều lựa chọn, thế cờ để triển khai, không bị bó hẹp theo chiều ngang …
- Nguồn: 🔗
Giới thiệu về một số luật khai cuộc – PlayCaro.com
- Tác giả: playcaro.com
- Ngày đăng: 02/14/2022
- Đánh giá: 4.49 (424 vote)
- Tóm tắt: Cho đến hiện tại thì game cờ Caro đã được chứng minh rằng: nếu như không có bất kì hạn chế nào khi khai cuộc game thì người đi trước luôn là …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Ở luật này, quân X đi trước và 2 người chơi sẽ luân phiên nhau đặt quân cờ của mình vào các ô trống. Nếu như không có những hạn chế về vị trí đặt, người chơi sẽ xếp các quân cờ của mình cho đến khi tạo được một hàng 5 quân cờ không bị gián đoạn theo …
- Nguồn: 🔗
Luật & Cách chơi game cờ Caro online Đầy Đủ & Chi Tiết Nhất
- Tác giả: w88.life
- Ngày đăng: 03/08/2022
- Đánh giá: 4.2 (294 vote)
- Tóm tắt: Trong tiếng Anh và từ điển quốc tế, trò chơi này không được gọi là cờ ca-rô mà là Gomoku giống như ở Nhật Bản. Nó dùng để vinh danh công lao …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Một kinh nghiệm chơi caro khác mà bạn nên ghi nhớ đó chính là chú trong việc tấn công đối phương theo các đường chéo trên bàn cờ. Đây là lối chơi được các cao thủ cờ ca-rô sử dụng thường xuyên. Trong đó từ các hàng dọc hay hàng ngang, bạn phát triển …
- Nguồn: 🔗