Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều về bộ môn Cờ vây? Cờ vây là loại cờ như thế nào? Cách chơi Cờ vây ra sao? Mời bạn cùng đọc bài viết này nhé.
Cờ vây là gì?
Cờ vây là một trò chơi trên bàn cờ và là môn thể thao trí tuệ dành cho hai người chơi. Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều “đất”, càng rộng càng tốt. Chuyện bắt quân cũng cần nhưng được xem là thứ yếu. Thế trận trên bàn cờ vây có khả năng biến hoá cao với các đám quân và “vùng đất”. Người chơi cờ vây thường tính trước nhiều nước không chỉ cho một nhóm quân mà có thể cả chục nhóm quân nằm xen kẽ phức tạp trên bàn cờ.
Từ đó, cờ vây còn được nhìn nhận không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi.
Một kỳ thủ là ông Emmanuel Lasker đã nói: “Cờ vua chỉ hạn chế cho nhân loại sống trên Trái Đất, trong khi cờ vây vượt khỏi thế giới này.
HƯỚNG DẪN CÁCH CHƠI CỜ VÂY
Bàn cờ: Bàn cờ chuẩn gồm có 19 đường kẻ dọc và 19 đường kẻ ngang, cắt nhau tạo thành 361 giao điểm. Các giao điểm chính là nơi để đặt quân cờ (hình dưới).
Bàn cờ vây
Điểm đen ở tâm bàn cờ gọi là sao trung tâm (thiên nguyên), còn lại là sao 1 đến sao 8.
Ngoài ra có thể chọn các bàn cờ 9×9, 11×11, 13×13, 15×15, 17×17.
Quân cờ: Bộ quân cờ chuẩn có 180 quân trắng và 181 quân đen, cộng 2 bên được 361.
I. Những điều luật cơ bản của cờ vây
Cờ vây có 9 điều luật cơ bản:
Điều 1: Cờ vây là trò chơi giữa hai đối thủ.
Điều 2: Một đấu thủ cầm quân trắng còn đấu thủ kia cầm quân đen. Bên đen đi trước (trừ trường hợp chấp quân thì bên trắng đi trước).
Luật chấp quân: Người tạo bàn có quyền chấp từ 2 đến 9 quân. Các quân chấp lần lượt được lần lượt đưa đặt vào các vị trí từ sao thiên nguyên, sao góc và sao biên. Quân các quân đặt vào các sao là các quân đen và quân trắng được quyền đi đầu tiên.
Điều 3: Quân cờ được đặt vào giao điểm của các đường kẻ.
Điều 4: Mỗi một quân cờ khi đã đặt vào vị trí thì không được phép di chuyển nữa (trừ trường hợp bị bắt làm tù binh, bị nhấc ra ngoài, sẽ nói ở điều 6).
Điều 5: Đấu thủ nào chiếm được nhiều đất hơn, thì thắng ván cờ.
Điều 6: Các quân cờ bị đối phương làm cho hết “khí” thì gọi là “tù binh” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ.
Điều 7: Không được đặt quân vào vị trí không còn “khí” (trừ trường hợp ăn quân, sẽ nói sau).
Điều 8: Có những quy ước đặt biệt cho trường hợp “tranh chấp” lẫn nhau, được gọi là “ko” (sẽ giải thích sau).
Điều 9: Sẽ có những điều luật riêng cho việc đánh có chấp.
II. Lượt đánh cờ vây
Lượt đánh: 2 người chơi thay phiên nhau 1 quân cờ trên bàn
Thời gian đánh: Khi đến lượt đánh mỗi bên có 1 thời gian quy định để đánh quân cờ, nếu hết thời gian mà người chơi không không bỏ lượt và đánh quân cờ thì sẽ xử thua do hết thời gian.
Bỏ lượt: Đến lượt đánh, 1 người bỏ lượt thì quyền đánh thuộc về đối phương. Nếu 2 người bỏ lượt liên tiếp thì sẽ kết thúc ván cờ.
III. Những định nghĩa chính
1. Vùng đất
Đất là một vùng bàn cờ nhất định được bao vây hoàn toàn bởi quân đen hoặc trắng
Có thể dùng biên hoặc góc của bàn cờ để vây đất
Đơn vị của đất là mục (là giai điểm trống của các đường kẻ)
Ví dụ: Vùng đất của quân đen như hình vẽ
2. Khí
Khi một quân cờ được đặt xuống bàn, nó có 4 khí khi nằm khoảng giữa bàn cờ, nằm trên biên thì có 3 khí, nằm ở góc có 2 khí.
Khí là giao điểm nằm sát quân cờ theo đường ngang dọc
Tăng khí và giảm khí: Người chơi đặt các quân cờ thành 1 đám quân thì sẽ làm tăng khí; bị giảm khí khi đối phương đặt quân vào cạnh đám quân.
3. Tù binh
Là những quân bị quân đối phương bao vây và hết khi sẽ bị đưa ra khỏi bàn làm tù binh của đối phương.
Trong trường hợp dưới đây thì quân trắng ở góc, cạnh và giữa bàn cờ đều hết khí và thành tù binh đưa ra khỏi bàn cờ.
4. Ăn quân hay bắt quân
Khi một bên đi quân chẹn nốt khí cuối cùng của đám quân đối phương, khiến cho đám quân của đối phương hết khí, thì tất cả các quân của đám quân này coi như “chết hẳn” và bị nhấc ra khỏi bàn cờ (thuật ngữ gọi đám quân này là “tù binh”). Mỗi bên sẽ để riêng tù binh của mình để dùng tính điểm vào cuối ván cờ.
5. Điểm hết khí
Là giao điểm bị một bên vây kín.Vậy có 2 loại nước cấm:
– Cấm đi vào giao điểm đã bị đối phương chặn hết khí (vây chặt).
– Cấm đi vào giao điểm còn lại cuối cùng của đám quân đã bị đối phương vây chặt.
Định nghĩa “quân chết kỹ thuật”: Là một hay nhiều quân tuy còn khí nhưng đã nằm hoàn toàn trong vòng vây của đối phương, không có đường thoát, không có mắt, không sống chung.
6. Mắt
Mắt là một hay nhiều giao điểm trống của một đám quân bị một bên vây kín. Có 2 loại mắt: Mắt nhỏ và mắt to. Mắt nhỏ gồm từ một tới hai giao điểm. Mắt to có từ 3 giao điểm trở lên.
Mắt thật và mắt giả: Mắt thật là mắt hoàn chỉnh, không có khiếm khuyết, các vị trí đều có đủ quân. Mắt giả là mắt thiếu quân, và về sau có thể sẽ không còn là mắt nữa. Một ví dụ dưới đây:
7. Tình huống ko và luật tranh chấp
Đây là một trường hợp đặc biệt. Nó được diễn tả như sau: Bên đen có một điểm hết khí.
Nếu trắng đặt quân mình vào vị trí sao thì hợp lệ vì ăn ngay một quân đen, đồng thời tạo ra điểm hết khí mới của trắng. Đến lượt đen đi, cũng lại đặt quân vào điểm hết khí này và bắt một quân trắng, đồng thời tạo ra một điểm hết khí mới của đen. Hai bên cứ ăn đi ăn lại như thế không bao giờ chấm dứt được. Nó dẫn tới sự tranh chấp vĩnh viễn khiến ván cờ trở nên vô nghĩa.
Để tránh việc này,(hiện tược “Ko”) người ta quy ước như sau: Khi một bên ăn quân theo kiểu tranh chấp thì bên kia không được ăn lại ngay theo kiểu tranh chấp đó mà phải đi ít nhất một nước khác rồi sau đó mới được ăn lại theo kiểu tranh chấp. Nhờ quy định này, một bên có thể đặt một quân của mình vào giao điểm hết khí đó và chấm dứt tình trạng ăn đi ăn lại mãi.
IV. Cách trường hợp kết thúc ván cờ
Hết thời gian: Khi đến lượt đánh để hết thời gian mà không thực hiện chức năng gì thì bị xử thua hết thời gian và kết thúc ván chơi.
Đầu hàng: Đến lượt đánh người chơi đầu hàng thì kết thúc ván chơi, người đó bị xử thua cuộc
Khi 2 bên không còn nước đi để mở rộng đất
2 bên cùng liên tiếp bỏ lượt: Khi đến lượt đánh người chơi bỏ lượt đối thủ cũng bỏ lượt ngay sau đó thì kết thúc ván chơi.
V. Cách xét kết quả ván cờ
Người đi trước: Không được cộng mục
Người đi sau: Được cộng mục tùy từng loại bàn cờ.
Bàn cờ 19×19: Người đi sau được cộng 6,5 mục
Bàn cờ 17×17: Người đi sau được cộng 4,5 mục
Bàn cờ 15×15: Người đi sau được cộng 3,5 mục
Bàn cờ 13×13: Người đi sau được cộng 2,5 mục
Bàn cờ 11×11: Người đi sau được cộng 1,5 mục
Bàn cờ 9×9: Người đi sau được cộng 0,5 mục
Trao trả tù binh:
Bên đen có tù binh là các quân trắng sẽ đặt các tù binh vào vùng đất của quân trắng, và quân trắng cũng đặt tù binh vào vùng đất quân đen.
Đếm đất: Sau khi 2 bên trao trả tù binh thì tiến hành điểm đất
Tính đất: Sau khi đếm đất xong, người đi trước giữ nguyên số đất đếm được. Người đi sau có tổng số đất bằng số đất đếm được và cộng thêm mục (đất) tùy theo bàn cờ
Người thắng là người có tổng số đất lớn hơn người thua.
VI. Tính tiền
Người thắng được cộng 1 cược trừ phí bàn chơi (tùy bàn)
Người thua: bị trừ 1 cược.
Chắc các bạn đã hiểu qua về cách chơi cờ vây cơ bản. Chúc các bạn có những giây phút chơi Cờ vây vui vẻ.
(Sưu tầm)
Top 5 cờ vây là gì tổng hợp bởi Tổng Hợp Nhà Cái Uy Tín
Hướng dẫn cách chơi cờ vây / Chiến thuật và luật chơi cơ bản
- Tác giả: thegioididong.com
- Ngày đăng: 09/28/2022
- Đánh giá: 4.75 (407 vote)
- Tóm tắt: I. Cờ Vây là gì? Nguồn gốc trò chơi … Cờ vây được phát minh ở Trung Hoa thời cổ đại, là một trò chơi dạng chiến lược cho hai người, được cộng đồng quốc tế công …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Cho dù bạn có loại được nhiều quân cờ hơn đối thủ đi nữa mà số Đất chiếm được lại ít hơn thì vẫn sẽ bị xử thua như thường vì mục đích của ván cờ là chiếm càng nhiều đất càng tốt. Việc chiếm nhiều Đất cũng giúp đem lại nhiều ô Khí ngăn không cho đối …
- Nguồn: 🔗
Cách chơi cờ vây – Giới thiệu chung
- Tác giả: blogcovay.com
- Ngày đăng: 12/17/2022
- Đánh giá: 4.47 (281 vote)
- Tóm tắt: Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với Caro hay …
- Nguồn: 🔗
Hướng dẫn, luật chơi cờ vây cơ bản
- Tác giả: zigavn.com
- Ngày đăng: 01/30/2022
- Đánh giá: 4.24 (573 vote)
- Tóm tắt: Cờ vây là một loại cờ mà nhiệm vụ của hai người chơi là xây dựng những vùng đất cho mình. Cách chơi cờ vây hoàn toàn khác với cờ tướng, cờ vua, Caro hay Othello …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Vị vua huyền thoại của Trung Hoa cổ đại (trị vì từ năm 2357 đến năm 2256 trước Công Nguyên), sáng tạo ra để cho con trai mình giải trí. Một lời xác nhận khác thì cho rằng một vị vua huyền thoại khác, Đế Thuấn (2255 đến 2205 TCN) đã tạo ra Cờ Vây để …
- Nguồn: 🔗
Cờ Vây Là Gì, Cách Chơi Cờ Vây Cơ Bản Cho Người Mới
- Tác giả: kennedyforflorida.com
- Ngày đăng: 03/25/2022
- Đánh giá: 4.07 (561 vote)
- Tóm tắt: Cờ vây là trò đánh cờ dân gian có lịch sử hình thành từ rất lâu đời tại Trung Hoa, giống như cờ tướng. Cờ vây hiện ngày càng phổ biến rộng rãi …
- Nguồn: 🔗
Hướng dẫn cách chơi cờ vây chi tiết, dễ hiểu cho người mới
- Tác giả: hocvienboardgame.vn
- Ngày đăng: 09/06/2022
- Đánh giá: 3.88 (429 vote)
- Tóm tắt: Cờ vây là bộ môn thể thao trí tuệ, đòi hỏi sự tuy duy nhạy bén. Cùng học viện board game tìm hiểu cách chơi cờ vây chính xác nhất nhé!
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Cờ vây là bộ môn thể thao trí tuệ được cộng đồng quốc tế công nhận là một trong những loại cờ xuất hiện sớm nhất. Bộ môn này có nguồn gốc từ đất nước Trung Hoa cổ đại. Ban đầu, cờ vây được chơi phổ biến ở các nước châu Á, sau đó lan dần ra khắp thế …
- Nguồn: 🔗