Gần 11 đêm, Mai mới đi làm về. Những ngày trời đông Hà Nội rét mướt như nào thì bên đây, hãy nhân cái lạnh thêm vài lần nữa. Đêm lạnh và cả mưa tuyết khiến người ta cảm thấy nhớ nhà hơn nhiều. Giờ này ở Việt Nam vẫn là ban ngày, cỡ trưa ngày Ông Công Ông Táo. Mai đoán cả nhà đã chuẩn bị xong xuôi cơm nước, cúng khấn, bày biện tinh tươm cả. Còn ở Đức xa xôi, mọi thứ diễn ra vẫn như thường ngày.
Đã 2 năm rồi Mai không biết đến mùi Tết, một phần cũng vì việc học hành bận rộn không được trùng vào ngày nghỉ, phần cũng vì chi phí đi đi về về quá đắt đỏ. Tết nhất với Mai và nhiều du học sinh khác đôi khi chỉ diễn ra trên Facebook, nơi mà bạn bè ở Việt Nam đang tíu tít, tất bật chuẩn bị cho dịp lễ quan trọng nhất trong năm.
Nhưng nói vậy thôi, Mai cũng không buồn lắm. Vì ở đây, Mai hay những du học sinh khác cũng không phải chịu cảnh thiếu thốn, chỉ nhìn qua những bức hình “Facebook” mà thèm cái Tết đậm chất Việt.
Mai có họ hàng sống ở Berlin, thế nên ít ra cứ đến dịp Tết, dù không được về Việt Nam thì cô cũng có thể lên thăm nhà bác, tận hưởng tí ti cái không khí Tết bên người thân.
Không giống như ngày xưa, khi những sản vật Việt Nam vẫn còn khan hiếm tại nước ngoài, người ta phải tận dụng những gì có sẵn để chế biến các món ăn “na ná” đồ Việt. Giờ đây, cái gì cũng có sẵn. Những người Việt sống tại thành phố Berlin có thể đi chợ Đồng Xuân – một ngôi chợ chuyên bán các sản phẩm từ Việt Nam và châu Á (đến 75% chủ hàng tại chợ là người gốc Việt) để tìm mua những nguyên liệu cần thiết: Từ bún phở khô đến các loại rau muống, dền, cần, cải, bầu bí, dưa chuột, mướp đắng, khoai sọ, khoai lang, sắn và các loại hành, răm, kinh giới, mùi, tía tô, ngổ, gừng, tỏi, riềng, sả, ớt…; gần như chẳng thiếu thứ gì, có chăng thì thiếu cái không khí nô nức đào mai quất, thế thôi.
Vào mỗi dịp Tết, người ta lại nô nức với các sản phẩm đúng tinh thần Tết Việt: nhiều người tìm đến đây mua bánh chưng, bánh tét, bánh giầy, giò, nem chua… đến cả hoa đào cũng có tại đây. Nguyên liệu có sẵn, thứ gì cũng tìm mua được, Tết vẫn đủ đầy vật chất. Trong những cuộc gặp gỡ của người Việt, người ta còn trao nhau câu đối, bao lì xì cũng có.
“Nhiều nhà còn gói bánh chưng, có khi nhà bác mình cũng gói bánh trước Tết; giờ cái gì cũng sẵn, muốn ăn gì cũng không quá khó tìm như trước nữa”, cô chia sẻ.
Với những sinh viên ít có điều kiện và thời gian hơn, mọi người cũng cố gắng đón một cái Tết ấm cũng, đầy đủ nhất có thể. Như Diệp Linh, một sinh viên Việt Nam đang theo học tại Phần Lan chia sẻ, Tết với sinh viên đôi khi xuề xòa hơn, đơn giản hơn nhưng cũng không thể thiếu được bánh chưng, nem rán hay vài món truyền thống. Hồi còn ở Việt Nam, nghĩ một vài chiếc nem hay cái bánh chưng quá đơn giản, sang đây rồi thì cũng phải chịu khó một chút mới có được mâm cơm Tết đủ đầy.
“Mỗi người góp một chút là được, có nhiều người bố mẹ cũng gửi đồ Việt Nam sang cho. Thành ra, bọn em cũng sum tụ được một bữa với món ăn Việt. Ở nhà không nấu nướng gì mấy nhưng sang đây rồi thì ai cũng khéo tay hết”, Diệp Linh kể chuyện với giọng buồn buồn; cũng 2 năm rồi em chưa được về nhà ăn Tết.
Thời buổi hiện đại, đã không còn chuyện nhìn chiếc bánh chưng qua bức hình người thân gửi sang mà chỉ biết nghẹn ngào nhớ Tết Việt. Cứ vào dịp cận Tết, những doanh nghiệp trong nước lại rục rịch gói bánh chưng, bánh Tét, các loại đồ khô để đem đi xuất khẩu. Những chiếc bánh chưng lạt mềm buộc chặt, xanh màu lá dong lại theo chân những lô hàng bay đi khắp thế giới, từ châu Âu tới châu Úc. Rồi cả những nồi cá kho làng Vũ Đại cũng được mang đi nước ngoài; rồi chễm chệ trên bàn ăn xứ người đúng những ngày đầu năm Âm Lịch.
Nhìn chung, những món ăn tưởng chừng chỉ có thể ăn tại chỗ như vậy nhưng cũng đến được tay mọi người thì thứ gì có thể làm khó được cộng đồng người Việt ở nước ngoài?
“Chiếc bánh chưng ở đây không giống ở nhà, đĩa nem cũng khác đĩa nem mẹ rán. Cái gì cũng đủ đầy, thiếu mỗi gia đình…”, Mai nghĩ ngợi rồi nói.
Chiếc bánh chưng có thể xuất hiện trong bao câu chuyện về Tết nhưng cũng không thể thay thế gia đình; những cành mai, cành đào, thật hay giả cũng không khiến người ta sống trong không khí ngày Tết nơi quê hương Việt Nam xa xôi. Người ta chuẩn bị một mâm cơm tinh tươm, chu toàn trong ngày Tết chẳng phải chỉ vì miếng ăn mà vì nỗi nhớ quê nhà da diết. Nhưng nhìn chiếc bánh chưng, đòn bánh Tét, nỗi nhớ gia đình chẳng biến mất mà trực trào nơi khóe mắt.
Với những người đã sống cùng gia đình ở nước ngoài lâu lắm, nỗi nhớ Việt Nam có thể không quá day dứt khi họ có cả gia đình quây quần ở bên; gia đình ở đâu thì Tết ở đó. Nhưng với các bạn du học sinh, những người Việt Nam công tác tại nước ngoài, có lẽ phải rất rất lâu về sau, họ mới có thể quen với một cái Tết không có người thân ở bên. Cái không khí năm mới tại Việt Nam, người ta thấy rộn ràng, hồ hởi với bao niềm vui sáng bừng gương mặt từ những ngày 15 tháng Chạp, rồi qua Giêng vẫn còn đầy khí thế. Nhưng ở đây, nhiều bạn chỉ có một ngày ngắn ngủi, hoặc thậm chí chỉ một bữa ăn bên những bạn học cùng cảnh xa quê.
“Đó là khoảnh khắc cả phòng ngồi ăn với nhau nhưng không ai nhìn vào mâm cơm mà mỗi người chọn lấy một góc, gọi điện về cho gia đình. Lắm lúc bọn em chỉ làm rồi chụp ảnh lên cho bố mẹ ở nhà thấy mình vẫn khỏe, chứ rồi ai cũng buồn không mấy thiết tha với việc ăn uống”, Duy Linh – một du học sinh tại Nhật Bản chia sẻ.
“Ở tuổi trưởng thành và chấp nhận xa bố mẹ, nỗi nhớ nhà có thể không khiến bọn em bật khóc nức nở, nhưng nhìn bữa cơm ngày Tết cũng thấy chạnh lòng. Tết mà, không ai bỏ được Tết chẳng phải vì tiếc bánh chưng, bao lì xì mà vì chẳng ai bỏ được gia đình cả. Còn gia đình là còn Tết. Dù đủ đầy hay sung túc mà không có gia đình ở bên, Tết với chúng em cũng mất đi phần nào ý nghĩa”.
Không được chung niềm vui như nhiều người, có những bạn du học sinh phải chịu cái Tết đã xa gia đình, cũng không có thời gian chuẩn bị một mâm cơm tươm tấp. Việt Nam chuẩn bị đón giao thừa thì tại nơi cách đó nửa vòng trái đất, nhiều bạn vẫn đi học, đi làm thêm như bình thường.
“Lúc cha mẹ đang chuẩn bị vui mừng đón năm mới thì mình vẫn phải đi làm thêm. Không phải ngày nghỉ của họ nên muốn xin nghỉ cũng khó, mà nghĩ về nhà cũng không có ai nên cũng không muốn nghỉ. Về phòng lại thêm nhớ bố mẹ hơn”, Hải Đăng – một du học sinh tại Mỹ chia sẻ. “Tết năm ngoái là như vậy, còn Tết năm nay cũng không khác gì mấy”.
Không chỉ có Đăng, như Hoàng Thanh mới lên đường đi du học New Zealand chỉ vài ngày trước Tết, cái Tết dường như còn xa xôi hơn với cô bạn. Thời điểm năm mới tại Việt Nam, cô vẫn đang chật vật với cuộc sống nơi đất khách quê người. Lo tìm phòng ở, ổn định việc học hành, làm quen với việc đi lại, cuộc sống bên này, có lúc Thanh cũng quên mất rằng cái Tết đang cận kề lắm rồi. Cộng đồng người Việt ở đây không có nhiều, Thanh chắc chắn cũng chưa có thể có một cái Tết vui vẻ bên người bạn mới, cô cũng chưa có tâm trí gì để đón Tết cả. Còn gia đình thì ở xa thật rồi.
“Có lẽ đây sẽ là cái Tết buồn nhất cuộc đời mình. Cũng không mong sẽ có gì nhiều trong Tết này, chỉ cần gọi một cuộc điện thoại về nhà, nghe giọng bố mẹ và ngắm nhìn không khí Tết quê nhà từ xa là vui rồi”, cô bạn chia sẻ.
Nhưng đâu đó, vẫn có niềm vui được trở về quây quần trong dịp Tết. Gác lại bao công việc bộn bề, để lại những cái Tết một mình phía sau lưng, Mai quyết định sẽ phải về Việt Nam trong Tết này. Sáng 29 Tết, em đã lên đường về Việt Nam, ăn một cái Tết đầm ấm bên gia đình.
“Tết ở nơi xa, có đầy đủ, tươm tất như thế nào thì vẫn thiếu một điều quan trọng nhất, thứ hương vị đậm đà nhất của Tết Việt: Gia đình. Em sẽ đổi bao nhiêu chiếc bánh chưng, đĩa nem, khoanh giò nơi xa xứ chỉ để được quây quần bên gia đình trong Tết này”.
Là Tết, nên về nhà thôi.
Top 5 cái tết xa nhà tổng hợp bởi Tổng Hợp Nhà Cái Uy Tín
Tổng hợp 4 bài viết đạt giải: Tết xa nhà – Gửi yêu thương về gần
- Tác giả: cmmbvietnam.com
- Ngày đăng: 12/07/2022
- Đánh giá: 4.64 (428 vote)
- Tóm tắt: Tính đến nay, tôi đã trải qua 3 cái Tết xa nhà, xa ngoại tôi. Nhưng đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ như in không khí nhộn nhịp sắm Tết ở quê, nhớ cảm giác được …
- Nguồn: 🔗
Nỗi lòng đón Tết xa nhà của những người con xa quê
- Tác giả: vietmartjp.com
- Ngày đăng: 12/01/2022
- Đánh giá: 4.56 (237 vote)
- Tóm tắt: Tết là sum vầy nhưng có rất nhiều người không thể về ăn Tết cùng gia đình. Họ làm gì để đón cái Tết xa nhà mà vẫn ấm áp tình thương?
- Khớp với kết quả tìm kiếm: “Hồi trước cứ bảo sao Tết càng ngày càng chán, chẳng có gì để chơi, quanh quẩn chỉ đốt pháo, ăn vài món ăn. Qua đây rồi mới biết hoá ra không phải Tết chán đi, là do mình đã lớn, suy nghĩ đổi khác. Ở nơi xứ người lạ lẫm mới thấy nhớ cái Tết ấm áp …
- Nguồn: 🔗
Những cái Tết xa nhà
- Tác giả: dantri.com.vn
- Ngày đăng: 03/16/2022
- Đánh giá: 4.29 (484 vote)
- Tóm tắt: Những cái Tết xa nhà – 1. Lực lượng cảnh sát biển chuẩn bị đón Tết cổ truyền. Trên tàu cảnh sát biển 2013, chậu quất, cây đào nở hoa rực rỡ, …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Trung tá Lê Trung Thành – Hải đội trưởng Hải đội 202, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển cho biết: Thực hiện nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu theo chỉ thị của Bộ quốc phòng và các hướng dẫn của Tư lệnh Cảnh sát biển, đơn vị thực hiện đón Xuân vui vẻ, an …
- Nguồn: 🔗
Ăn Tết xa quê: Mâm Tết nhà tuy xa mà gần
- Tác giả: tuoitre.vn
- Ngày đăng: 01/29/2022
- Đánh giá: 4.05 (259 vote)
- Tóm tắt: Khi cái Tết đã cận kề, có những người con nôn nao chuẩn bị hành trang trở về nhà, nhưng có những người con ôm nỗi niềm riêng cách xa gia …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Trên tay chiếc điện thoại thông minh cùng với sự kết nối công nghệ, người mẹ ở “đầu dây” bên này dõi theo con mình đang ở cách xa hàng ngàn cây số, xem con gái khoe mâm cơm Tết nấu đủ món “tủ” của mẹ, nghe con trai kể về cách ăn Tết của anh cùng hội …
- Nguồn: 🔗
Tết xa nhà của du học sinh Đức
- Tác giả: iecs.vn
- Ngày đăng: 11/10/2022
- Đánh giá: 3.89 (339 vote)
- Tóm tắt: Tết là dịp sum vầy, đoàn viên nhưng biết bao nhiêu đứa con xa nhà vì điều kiện không cho phép nên chẳng thể về, du học sinh Đức ăn tết xa nhà buồn, …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Khó khăn nhất là cái Tết đầu tiên xa nhà, mọi thứ lạ lẫm lắm, chỉ muốn bỏ về không học nữa. Trong khi mọi người ở Việt Nam được nghỉ, ai ai cũng trở về nhà, mua sắm đồ đạc chuẩn bị đón Tết thì mình vẫn phải vùi đầu vào bài tập, thi cử và cả việc làm …
- Nguồn: 🔗