Rượu nếp từ lâu đã trở thành thức uống thơm ngon mang hương vị truyền thống người Việt. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ vào bếp và hướng dẫn cách làm rượu nếp nhé.
Tết Đoan Ngọ ăn gì, uống gì là câu hỏi nhiều người thắc mắc và rượu nếp là một trong số đó. Rượu nếp từ lâu đã trở thành thức uống thơm ngon mang hương vị truyền thống người Việt. Rượu có vị thanh ngọt và cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ không quá gắt luôn tạo cảm giác dễ uống, nó mang một nét đặc biệt riêng mà không thể tìm thấy những loại đồ uống khác. Hôm nay, Bách hóa XANH sẽ vào bếp và hướng dẫn cách làm rượu nếp nhé!
1Cách làm rượu nếp truyền thống
Chế biến 2 ngày Chuẩn bị 120 phút Dành cho 4 – 5 người
Nguyên liệu làm rượu nếp truyền thống
- 500 g gạo nếp
- 5 g men rượu dạng viên
- 300 g đường
Mẹo hay– Để chọn mua được gạo nếp ngon, bạn nên chọn những hạt gạo tròn đều, căng bóng, có màu trắng đục và không vị vụn, gãy nhiều. Khi nếm thử sẽ cảm nhận được vị ngọt, thơm đặc trưng. Tránh mua gạo nếp có màu sắc khác thường, ẩm mốc hay có sâu mọt.- Men rượu dạng viên bạn có thể tìm mua tại các chợ, cửa hàng chuyên bán nguyên liệu nấu rượu hay đặt mua từ những địa chỉ uy tín trên các trang thương mại điện tử.
Cách làm rượu nếp truyền thống
Bước 1 Sơ chế men rượu
Giã nát men rượu, lọc sạch các bã chấu, tạp chất rồi trộn đều với 1 muỗng cafe đường.
Bước 2 Trộn men với nếp
Gạo nếp vo sạch, ngâm khoảng 3 tiếng đem nấu chín như xôi nhưng nấu ướt hơn.
Lót một lớp bọc thức ăn trên một cái mâm to, cho gạo nếp đã nấu lên để nguội rồi rải men rượu đã giã lên trên trộn đều, vo viên. Lưu ý không trộn men khi xôi nếp đang nóng vì sẽ làm chết men.
Bước 3 Ủ cơm rượu
Cho nếp đã trộn vào một cái hộp hoặc hủ thủy tinh, nén chặt xuống, dùng bọc bảo quản thực phẩm bọc kín. Để ở nơi khô ráo khoảng 2 – 3 ngày cho cơm nếp lên men.
Sau khi đã lên men được 2 – 3 ngày. Cho 500 ml nước với 300 g đường vào nấu cùng, để nguội. Sau đó cho vào hộp cơm nếp đã lên men. Tiếp tục ủ thêm 1 ngày nữa. Nếu thích nồng hơn thì ủ thêm.
Bước 4 Chắt lọc rượu
Sau 1 ngày thì mở hộp lọc lấy phần rượu, phần nếp thì vắt cho hết chất rượu. Cho rượu vào chai, có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Bước 5 Thành phẩm
Cảm giác tê đầu lưỡi, vị ngọt và nồng của rượu nếp luôn khó cưỡng. Cho thêm chút đá có thể giúp xua tan cơn khát, tận dụng cơm rượu luôn sẽ rất ngon đấy.
Thưởng thức
Cơm rượu có tác dụng rất tốt đối với tiêu hoá, làm đẹp da, tiểu đường,… vì vậy bạn có thể thường xuyên bổ sung món này như một món ăn vặt thường ngày nhé. Ngoài cách ăn trực tiếp thông thường, bạn có thể kết hợp cùng sữa chua, ủ cơm rượu với trứng gà, hay dùng rượu cái để nấu các món ăn như vịt tiềm cơm rượu, tôm rim cơm rượu, cá trứng hấp cơm rượu, lẩu gà cơm rượu…
Cơm rượu
2Công dụng của rượu nếp
Rượu nếp không chỉ là một loại thức uống mang vị đặc trưng thơm ngon riêng biệt, mà nó còn đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nữa đó!
Rượu nếp giúp ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Rượu nếp được làm từ những loại nếp cẩm, nếp cái hoa vàng được xay và bỏ lớp vỏ trấu vẫn giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này có rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin nhóm B, chất xơ, gluxit, lipid, chất khoáng,… tốt cho cơ thể và có khả năng giúp ngăn ngừa được các bệnh đái tháo đường.
Tham khảo thêm: Cách làm rượu nếp cẩm
Rượu nếp giúp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Trong rượu nếp có những chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể. Việc uống một lượng vừa đủ rượu nếp sẽ kích thích hệ tiêu hóa giúp cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng tốt hơn.
Ngoài ra nó còn giúp làm giảm các cholesterol có hại cho sức khỏe, hỗ trợ rất tốt cho việc giảm cân.
Rượu nếp là một bài thuốc trong Đông y
Hạt nếp có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng trong việc chữa trị các bệnh như trực tràng. Đặc biệt rượu nấu từ nếp cẩm có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa giúp làm ấm bụng. Hơn nữa, nếp cẩm nấu xôi là loại thuốc rất tốt cho người yếu bao tử, tiêu hóa kém.
Tìm hiểu thêm: Sự khác biệt của chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan
Rượu nếp tốt cho tim mạch
Nếu dùng một lượng rượu nếp phù hợp, chúng sẽ giúp lưu thông các mạch máu tốt hơn, giúp máu đến các bộ phận khác trong cơ thể nhanh chóng, hỗ trợ phòng ngừa bệnh tim, đột quỵ và cao huyết áp,…
Rượu nếp giúp làm đẹp da
Rượu nếp cẩm là loại mặt nạ chăm sóc da đặc biệt. Nếp cẩm lên men có chứa nhóm vitamin B cấp ẩm và cung cấp các dưỡng chất khác tốt cho da.
Rượu nếp có tác dụng tốt đối với phụ nữ có thai
Nếp cẩm dùng để nấu rượu rất tốt nếu cho các mẹ bầu sử dụng đúng liều lượng.
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, vitamin B, vitamin A, canxi, phốt pho, magie, sắt, kẽm,… đặc biệt là vitamin C, anthocyanin, axit folic, vitamin D,… là những chất quan trọng cho phụ nữ sau sinh.
3Cách bảo quản cơm rượu nếp cẩm
Rượu nếp khi nấu xong bạn có thể cho vào can nhựa hoặc chum không qua tráng men, bởi loại chum này có tác dụng lọc bớt lượng andehit có trong rượu giúp rượu khi uống êm và ngon ngọt hơn.
Khi bảo quản bạn nhớ đậy nắp kín, không được để hở nếu không rượu sẽ bay hơi làm mất đi vị thơm ngon đáng có.
Khi sử dụng bạn mở lấy rượu sau đó đậy kín rượu là được. Để có được rượu ngon bạn có thể hạ thổ rượu (chôn xuống đất) sau một thời gian có thể lấy lên sử dụng, hoặc bạn đặt ở những nơi có nhiệt độ ổn định, mát mẻ.
Không nên để rượu ở những nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp hoặc quá nóng như bếp hay gầm cầu thang sẽ làm mất vị ngon của rượu. Bên cạnh đó, rượu nếp Tết Đoan Ngọ cũng được nhiều người yêu thích.
Bách hóa XANH hy vọng qua bài viết này các bạn đã biết cách làm rượu nếp và những thông tin hữu ích liên quan đến món rượu này để sử dụng tại nhà đảm bảo rồi nhé. Chúc bạn thành công!
Chọn mua gạo nếp các loại tại Bách hóa XANH nhé:
Bách hóa XANH
Top 4 cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng tại nhà tổng hợp bởi Tổng Hợp Nhà Cái Uy Tín
Cách làm rượu nếp cái hoa vàng tại gia
- Tác giả: dacsanhuongquynh.vn
- Ngày đăng: 12/13/2022
- Đánh giá: 4.78 (477 vote)
- Tóm tắt: Khi cơm bớt nóng, chúng ta rắc trộn đều men vào cơm và cho vào chum đậy kín, cố gắng để ở nhiệt độ trên dưới 25oC để cơm được lên men tốt nhất. Sau 3-5 ngày …
- Nguồn: 🔗
2 cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng phương pháp truyền thống
- Tác giả: nhansamviethan.com
- Ngày đăng: 03/08/2022
- Đánh giá: 4.48 (581 vote)
- Tóm tắt: Cách 1: Ngâm rượu nếp cái hoa vàng truyền thống · Ngâm gạo khoảng 4 – 6 tiếng, sau đó vớt gạo ra và bỏ vào nồi nấu cơm, khi cơm chín thì để ra mâm cho nhanh …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Ngâm rượu nếp cái hoa vàng là phương pháp tạo nên thức uống đặc trưng của miền Bắc Bộ. Rượu nếp cái hoa vàng có hương vị thơm ngát, được xem là thức uống yêu thích bởi sở hữu bí quyết nấu rượu ngon của người Việt. Ở bài viết này, Nhân sâm sẽ hướng …
- Nguồn: 🔗
Hướng Dẫn Cách Làm Rượu Nếp Cái Hoa Vàng Ngon, Chuẩn Vị
- Tác giả: luongthuc.org
- Ngày đăng: 06/11/2022
- Đánh giá: 4.33 (407 vote)
- Tóm tắt: Men rượu gạo mua về, loại bỏ vỏ trấu và tạp chất, sau đó cho vào cối giã nhuyễn thành bột mịn, càng mịn càng tốt. Theo đó, cơm nếp và men rượu sẽ được cân đối …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Tiến hành rắc men rượu khi sờ tay thấy cơm còn âm ấm, không quá nóng hoặc quá nguội, tránh việc làm chết men và ảnh hưởng đến chất lượng cơm rượu thành phẩm. Men rượu nên chia thành 2 phần, phần đầu rắc đều, bao phủ bề mặt cơm, sau đó lật mặt dưới …
- Nguồn: 🔗
Hướng dẫn cách ngâm rượu nếp cái hoa vàng với thuốc bắc
- Tác giả: ruouongduong.com
- Ngày đăng: 01/04/2022
- Đánh giá: 4.05 (592 vote)
- Tóm tắt: Bạn tiến hành ngâm thuốc bắc với rượu nếp cái hoa vàng bằng cách: cho cả thuốc bắc vào bình ngâm, sau đó đổ rượu nếp cái hoa vàng vào bình theo tỉ lệ 1 thang …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Đây là phương pháp ngâm rượu nếp cái hoa vàng với những dược liệu, thảo dược có cấu tạo rắn chắc khó chiết xuất, khả năng chịu nhiệt cao. Đun cách thủy hỗn hợp với thuốc bắc theo tỉ lệ: 1 thang thuốc bắc là 5 lít rượu nếp sạch đến khi sôi chuyển …
- Nguồn: 🔗