Shogi là loại cờ truyền thống của Nhật. Có tin đồn ai chơi cờ này sẽ có trị thông minh vượt trội, khả năng suy luận nhạy bén và phản xạ nhanh nhạy. Chính vì vậy đây là trò chơi trí tuệ thu hút rất nhiều người tham gia. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ cách chơi Shogi căn bản đơn giản và hiệu quả nhất, hãy cùng theo dõi nhé!
Cờ Shogi
I. Cờ Shogi là gì? Nguồn gốc trò chơi
Shogi là môn cờ truyền thống của Nhật dịch ra là ‘Tướng kỳ’ hay ‘Cờ tướng’. Ở Việt Nam, Shogi thường được biết đến với tên gọi ‘Cờ Nhật Bản’. Mục tiêu là bắt chết vua đối phương là giành chiến thắng.
Thoạt nhìn thì Shogi giống con lai giữa cờ Vua (vì mỗi hàng có 8 con cờ) và cờ Tướng (vì cần 3 hàng mới dàn hết quân). Cũng đúng thôi vì cả 3 loại cờ đều có nguồn gốc là loại cờ cổ xưa của Ấn Độ. Nhưng Shogi sẽ cho bạn một trải nghiệm rất riêng biệt.
Điều làm cho Shogi đặc biệt đó là luật Thả quân sẽ được nói rõ ở phần sau.
Shogi là môn lâu đời
II. Bộ cờ Shogi
1. Bàn cờ
Shogi có bàn cờ 9×9 tức là 81 ô vuông cùng màu, thường làm bằng gỗ hoặc nhựa cứng. 3 ô đầu tiên bên mình được gợi là ‘Sân nhà’ còn 3 ô đầu tiên bên địch là ‘Sân địch’. 3 ô chính giữa sẽ là nơi giao tranh khốc liệt nhất của 2 phe.
Bàn cờ Shogi
2. Quân cờ và cách di chuyển
Mỗi bên sẽ có 20 quân cờ có kích thước giống nhau gồm: 1 Vua, 1 Xe, 1 Tượng, 2 Tướng vàng, 2 Tướng bạc, 2 Mã, 2 Hương Xa và 9 quân Tốt. Phân biệt cấp bậc nhờ chữ Hán trên mỗi quân, đòi hỏi bạn phải học thuộc mặt chữ để phân biệt.
Số quân cờ trên bàn cờ ban đầu sẽ là 40 quân với kích thước giống hệt nhau. Phân biệt quân phe nào bằng cách nhìn vào đầu nhọn trên mỗi quân cờ, đầu nhọn chĩa về mình thì đó là quân của địch.
Mỗi quân cờ sẽ có 2 mặt, ban đầu quân cờ sẽ có mặt chữ Hán tự màu đen ghi tên quân cờ. Khi quân cờ được phong cấp thì lật mặt sau lại, ở mặt này sẽ in chữ Hán tự màu đỏ khác với mặt màu đen ý nói quân cờ này đã được phong cấp. Tuy nhiên, Vua và Tướng vàng sẽ không có mặt chữ đỏ này nên sẽ không được phong cấp.
Cách thức hoạt động của mỗi quân cờ Shogi:
- Quân Vua: Vua có thể đi hoặc ăn quân 1 ô theo mọi hướng.
Quân Vua
- Tướng Vàng: Có thể đi được 1 ô về mọi hướng, trừ 2 ô chéo về sau (tổng 6 cách đi).
Tướng vàng
- Tướng bạc: Đi 1 ô theo 4 đường chéo và 1 ô tiến về phía trước (tổng 5 cách đi). Sau khi phong cấp: Tướng bạc đi như Tướng vàng
Tướng bạc
- Tượng: Không giới hạn số ô đi dựa theo 2 đường chéo cắt nhau tại quân Tượng, miễn là không bị chặn quân. Sau khi phong cấp: Phạm vi di chuyển có thêm 1 ô lên trước, 1 ô phía sau, 1 ô sang phải và 1 ô sang trái (như Vua).
Quân Tượng
- Xe: Không giới hạn số ô đi dựa theo 2 đường ngang và dọc cắt nhau tại quân Xe, miễn là không bị chặn. Sau khi phong cấp: Phạm vi di chuyển có thêm 2 ô chéo lên trước, 2 ô chéo xuống phía sau (như Vua).
quân Xe
- Mã: Đi theo hình chữ L, nhưng chỉ đi tiến lên đằng trước như hình (2 cách đi) và có thể nhảy qua các quân khác. Khi đến hàng 8 hoặc 9, Mã sẽ được phong cấp. Sau khi Phong cấp: Phạm vi di chuyển có thêm là khả năng di chuyển như Tướng vàng.
quân Mã
- Hương xa: Chỉ có thể đi theo chiều dọc, tiến lên phía trước. Sau khi Phong cấp: Phạm vi di chuyển có thêm là khả năng di chuyển như Tướng vàng.
quân Hương xa
- Tốt: Chỉ đi thẳng phía trước 1 ô. Sau khi Phong cấp: Phạm vi di chuyển có thêm là khả năng di chuyển như Tướng vàng.
quân Tốt
3. Cách xếp bàn cờ Shogi
Mỗi bên sẽ có 20 quân cờ bố trí như sau:
- Hàng cuối cùng: Được sắp xếp đối xứng. Trung tâm là 1 quân Vua. Thứ tự từ trong ra ngoài lần lượt là: Tướng vàng, Tướng bạc, Mã và Hương xa.
- Hàng thứ hai: Chỉ có 2 quân cờ. Quân Xe ở phía tay phải người chơi, vị trí trên Quân Mã phải. Quân Tượng ở phía bên tay trái người chơi, vị trí phía trên Quân Mã trái.
- Hàng thứ ba: Bao gồm 9 Quân Tốt xếp đều trong 9 ô vuông ngay ngắn.
các quân cờ được sắp như thế này
III. Cách chơi cờ Shogi
1. Sắp xếp bàn chơi
Lúc chuẩn bị: mỗi bên người chơi được chia 20 quân cờ. Cách sắp xếp quân đã được đề cập ở trên. Các quân cờ được lật mặt đen lên trên, hướng mũi nhọn về phía đối thủ.
Hai đội quân sẽ được phân biệt bằng tên gọi là Đen (sente) và Trắng (gote). Lưu ý: cách gọi này không dùng để phân biệt màu quân cờ mà chỉ để phân biệt tên gọi mỗi phe.
2. Giai đoạn đầu
Khởi đầu, quân Đen đi quân trước, sau đó đến bên Trắng và tuần tự xen kẽ như vậy đến hết ván chơi. Các quân cờ phải đi theo đúng luật quy định về cách đi của chúng.
3. Luật ăn quân
Vẫn tuân thủ luật quy định về cách di chuyển của mỗi quân cờ. Nếu một quân cờ di chuyển tới ô cuối cùng cần đến trên đường đi của nó và tại đó có quân cờ đội địch thì quân cờ địch đó sẽ bị tiêu diệt (bị loại khỏi ván cờ).
Chuẩn bị ăn quân của địch
4. Luật thả quân
Đây là luật chỉ có ở Shogi:
- Đến lượt đi của mình, bạn có thể lấy một quân cờ đã ăn trước đó của đối thủ đặt vào ô trống bất kỳ trên bàn cờ ở dạng chưa phong cấp. Ngay khi vừa đặt xuống thì quân cờ đó là quân của mình.
- Quân cờ được Thả quân sẽ không thể ăn quân đối thủ hay phong cấp (nếu đặt ở ô phong cấp) trong hiệp đó mà phải đợi lượt tiếp theo.
- Quân được thả phải có khả năng thực hiện các nước đi hợp lệ ở các lần tiếp theo. Do đó, Tốt, Mã, Hương xa không được phép thả trên hàng xa nhất ( do không thể di chuyển tiến). Quân Mã không được đặt trên hàng 8.
- Quân Tốt là quân có luật thả quân đặc biệt nhất: Quân Tốt không được thả trên cùng 1 cột dọc với một quân Tốt khác chưa được phong cấp cùng phe. Nếu có cả 5 quân Tốt chưa được phong cấp trên tất cả các cột thì không được phép thả quân Tốt nào. Quân Tốt có thể thả tạo thành thế Chiếu Vua nhưng không được chiếu hết. Các quân khác được phép Thả và Chiếu hết.
5. Luật phong cấp
- Vùng Phong cấp là 3 hàng cuối cùng phía bên kia bàn cờ. Khi một quân cờ đi ngang qua vùng Phong cấp ( dù là chỉ đi ngang qua để đến vùng ngoài, nhưng không phải Thả quân) thì quân cờ đó cũng có thể Phong cấp, nhưng không bắt buộc.
- Khi chọn Phong cấp, quân cờ sẽ được lật mặt Đỏ và có khả năng di chuyển theo cấp mới của nó, như đã nói rõ ở phần trên.
- Khi bị quân cờ đã phong cấp bị bắt quân thì quân cờ đó phải quay lại dạng mặt Đen ban đầu.
6. Luật chiếu và chiếu hết
- Khi lượt tiếp theo mà có một quân cờ bất kỳ của đối thủ có thể ăn quân Vua của bạn thì nước đi cờ đó được gọi là “ Chiếu Vua” và Vua lúc đó đang “ bị chiếu”. Bạn chỉ có thể thoát khỏi thế ‘bị chiếu’ bằng cách chạy quân Vua của mình đi chỗ khác hoặc dùng các quân cờ khác để che chắn bảo vệ Vua của mình không bị ăn.
- Nếu bạn không thể giúp Vua của mình thoát khỏi thế ‘bị chiếu’ thì nước chiếu được gọi là “ Chiếu hết” và người “ bị chiếu hết” là người thua cuộc.
Vua đang ‘bị chiếu’ nhưng vẫn chưa ‘bị chiếu hết’
7. Kết thúc ván cờ
Ai ép được Vua đối phương vào thế ‘bị chiếu hết’ là người thắng cuộc. Bạn có thể nhận thua trước khi ‘bị chiếu hết’ nếu nhận thấy không còn hy vọng để tránh khỏi bị đối phương hành hạ. Bạn có thể bị xử thua nếu đi một nước đi không hợp lệ.
Một ván cờ sẽ bị xử hòa nếu rơi vào 1 trong 3 trường hợp sau:
- Lặp lại nước đi: Nếu cả 2 người chơi lặp lại 4 lần cùng một thế cờ mà không có bất kỳ sự thay đổi nào (kể cả nước ‘chiếu Vua’) thì ván cờ đó sẽ bị xử hòa.
- Vua cùng tồn tại: khi trên bàn cờ còn lại 2 con Vua thì chắc chắn sẽ bị xử hòa. Khi một trong hai phe không thể di chuyển thêm bất kỳ quân cờ nào (kể cả Vua) thì sẽ bắt đầu tính điểm: mỗi quân Xe hoặc Tượng tính 5 điểm, các quân khác trừ Vua tính 1 điểm (quân phong cấp tính như quân thường). Bên nào có ít hơn 24 điểm sẽ bị xử thua. Nếu cả hai bên đều có ít hơn 24 điểm thì ván cờ sẽ bị xử hòa.
- Cả hai người chơi đều nhất trí muốn hòa với bất kỳ lý do nào.
IV. Mẹo chơi
1. Di chuyển quân Vua và xây lâu đài
Được hiểu là chiến thuật đặt các quân cờ của mình thành hệ thống phòng thủ bảo vệ quân Vua phe ta. Đây là 1 trong số những chiến thuật quan trọng hàng đấu của cờ Shogi. Không nên để vua nấn ná trên bàn cờ tại vị trí ban đầu quá lâu vì sẽ dễ bị ‘chiếu hết’.
Ba kỹ thuật Xây lâu đài cơ bản trong cờ Shogi là Mino Castle, Yagura Castle, Anaguma castles.
Mino Castle
2. Di chuyển quân Xe
Quân xe là quân cờ rất quan trọng vì độ linh động của nó nên đừng đặt Xe gần quân Vua nhé vì sẽ dễ bị đối thủ chiếu bắt đôi buộc bạn phải hy sinh Xe để bảo vệ Vua đó.
3. Dọn đường đi cho quân Tượng
Quân Tượng hay bị mắc kẹt ở hàng thứ hai. Bạn sẽ khai thông đường chéo cho Tượng bằng cách tiến một quân Tốt. Tuy nhiên, bạn phải tính toán để quân Tượng khi được thông thoáng sẽ ngay lập tức chiếm lấy đường chéo chiến lược trên bàn cờ. Khi tiến hành mở đường chéo, hãy đảm bảo quân Tượng địch không khiến cho quân Vua của bạn bị đe dọa.
4. Chơi thường xuyên
Thường xuyên chơi Shogi để liên tục cọ xát với nhiều lối chơi khác nhau từ đó rút ra càng nhiều bài học hay những nước đi hay càng nhiều càng tốt. Từ đó cải thiện kỹ năng đánh cờ của bản thân.
Thường xuyên chơi Shogi là cách nâng cao trình độ chơi của bản thân
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn nắm được luật chơi cơ bản của môn cờ truyền thống Nhật Bản Shogi. Từ đó tìm ra lỗi chơi phù hợp cho riêng mình nhé!
Top 6 cách chơi cờ shogi tổng hợp bởi Tổng Hợp Nhà Cái Uy Tín
Thông tin tuyển dụng xuất khẩu lao động Nhật Bản
- Tác giả: japan.net.vn
- Ngày đăng: 10/17/2022
- Đánh giá: 5 (971 vote)
- Tóm tắt: Cờ Shogi hay (將棋 hay Tướng kỳ) còn được gọi với cái tên làcờ tướng Nhật Bản, với nguồn gốc từ trò chơi Saturanga của Ấn Độ từ thế kỷ 6. cờ …
- Nguồn: 🔗
Shogi là gì? Hướng dẫn cách chơi cờ Shogi Nhật Bản cho người mới bắt đầu
- Tác giả: thuthuatchoi.com
- Ngày đăng: 09/08/2022
- Đánh giá: 4.5 (369 vote)
- Tóm tắt: Cờ Shogi là một loại cờ rất phổ biến ở Nhật, thường được gọi là cờ tướng Nhật Bản. Đây là môn thể thao trí tuệ, giúp rèn luyện tinh thần, chiến thuật rất …
- Nguồn: 🔗
Shogi là gì? Cách chơi cờ Shogi đầy đủ và chuẩn nhất cho Gà Mới
- Tác giả: ageofwarrior.com
- Ngày đăng: 03/30/2022
- Đánh giá: 4.38 (427 vote)
- Tóm tắt: Shogi có cách chơi tương tự như cờ vua. Thế nhưng với luật Thả quân, trò chơi này “thiên biến vạn hóa” hơn rất nhiều. Trước đây, vào khoảng thế kỷ XII, luật …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Shogi có cách chơi tương tự như cờ vua. Thế nhưng với luật Thả quân, trò chơi này “thiên biến vạn hóa” hơn rất nhiều. Trước đây, vào khoảng thế kỷ XII, luật nguyên thủy của Shogi vẫn chưa có luật Thả quân, đến đầu thế kỷ XVI thì luật này mới được áp …
- Nguồn: 🔗
Cờ shogi Nhật Bản và cách chơi cờ shogi cơ bản cho người mới
- Tác giả: nhatbanonline.net
- Ngày đăng: 07/21/2022
- Đánh giá: 4.05 (506 vote)
- Tóm tắt: Cờ shogi là một loại cờ đặc trưng của người Nhật với bàn cờ 81 ô và 40 quân cờ (mỗi bên 20 quân). Mỗi quân cờ được thiết kế dạng hình nêm và có khắc chữ hán tự …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Các quân cờ shogi cũng khá tương tự như cờ tướng gồm có: 1 quân vua, 1 quân xe, 1 quân tượng, 2 quân tướng vàng, 2 quân tướng bạc, 2 quân mã, 2 quân hương xa và 9 quân tốt. Tổng cộng mỗi người chơi sẽ có 20 quân cờ khác nhau, mỗi quân cờ được thiết …
- Nguồn: 🔗
Chơi cờ Shogi – Hướng dẫn từ A-Z và những điều cần biết
- Tác giả: nhanvietgroup.com.vn
- Ngày đăng: 01/12/2022
- Đánh giá: 3.95 (257 vote)
- Tóm tắt: Trong cuốn sách Nichireki, thì cờ Shogi ra đời ở Nhật vào thế kỷ thứ XII không có áp dụng luật thả quân. Và cho đến thế kỷ thứ XVI thì luật này …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Nói sơ lược về cách chơi thì loại cờ này, nó tương tự như cờ vua nhưng lại có cách biến hóa trong các bước chơi. Sở dĩ như vậy chính nhờ việc áp dụng luật thả quân. Có thể hiểu nôm na là những quân đã bị bắt sẽ được đưa lại vào bàn cờ. Và nó được sử …
- Nguồn: 🔗
Hướng dẫn luật chơi cờ Shogi chuẩn của Nhật Bản
- Tác giả: hocvienboardgame.vn
- Ngày đăng: 08/05/2022
- Đánh giá: 3.61 (225 vote)
- Tóm tắt: Giới thiệu cờ Shogi – biểu tượng nước Nhật … Shogi là một từ tiếng Nhật, có nghĩa là “ Tướng kỳ” hay “ Cờ tướng”. Tương tự như cờ tướng Trung Hoa, cờ vua,… cờ …
- Khớp với kết quả tìm kiếm: Sử dụng các quân bắt được của đối phương trong thuật ngữ gọi là “thả quân”. Trong cờ Shogi các quân bị bắt theo đúng nghĩa đen, tuy nhiên người chơi có thể thả lại vào trong bàn cờ như là một quân của người đã bắt nó. Khi đến lượt chơi của mình, …
- Nguồn: 🔗